NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ GMOs – phần 1

Trong thế giới hiện đại, không có quá nhiều vấn đề mang tính phức tạp và gây nhiều tranh cãi như vấn đề Hạt giống được biến đổi gen (hay Thực phẩm biến đổi gen), gọi tắt là GMO (Genetically modified organisms – sinh vật được biến đổi gen). Dựa trên nền tảng công nghiệp-nông nghiệp, những loại thực vật này được tạo ra từ những phòng thí nghiệm và hiện nay, chúng đã được tìm thấy trong 80% thực phẩm chế biến ở các siêu thị tại nước Mỹ. Những người ủng hộ GMO cho rằng: GMO đóng góp vào việc xây dựng một môi trường sống khỏe mạnh và là một giải pháp cần thiết để cung cấp đầy đủ lương thực cho toàn thế giới. Trong khi đó, nhóm phản đối cho rằng GMO sẽ mang đến rất nhiều khả năng nguy hại và là một phần của hệ thống nông nghiệp độc quyền và không bền vững. 

Những tranh luận gay gắt và không hồi kết xung quanh vấn đề GMO đã trở thành một chiến trường với đầy rẫy các ý kiến xung đột nhau. Điều này tạo ra rất nhiều nhầm lẫn và khiến cho những người bình thường vô cùng phân vân không biết quan điểm nào mới thực sự đúng. 

Vấn đề này lại càng thêm phức tạp khi rất nhiều nghiên cứu khoa học với những kết luận giả dối cùng những thông tin sai lệch được đưa ra cả từ hai phía. Tài liệu này sẽ cố gắng làm rõ những quan điểm sai lầm về vấn đề GMO; đồng thời, trang bị thêm cho bạn đọc nhiều thông tin hơn về chủ đề này. Chúng tôi hy vọng rằng, đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để bạn có thể góp phần lên tiếng bảo vệ những thực phẩm mang tính tái tạo và đầy nhân văn thông qua những hạt giống địa phương.

Điều gì khiến một hạt giống bình thường trở thành GMO?

Hạt giống biến đổi gen GMO là các giống cây trồng nông nghiệp có DNA (gen) được sửa đổi trong các phòng thí nghiệm bằng công nghệ chỉnh sửa gen. Những hạt giống được biến đổi này sẽ được bảo vệ bởi “bằng sáng chế di truyền”, có nghĩa là người nông dân phải mua lại các hạt giống này mỗi năm và họ cũng không được sử dụng lại những hạt giống mùa trước để trồng cho các vụ mùa sau. Tùy vào mục đích khác nhau nên GMO cũng có nhiều loại khác nhau.

Thứ nhất, loại GMO chứa một đặc điểm cụ thể như chống lại sâu bệnh, điển hình là giống đu đủ Rainbow Hawaii.

Hai, một loại GMO khác lại được chỉnh sửa đề phù hợp với sở thích hoặc sự tiện dụng của khách hàng, chẳng như táo Arctic (non-browning Arctic Apple) là loại táo được chỉnh sửa để tránh việc phần thịt quả táo chuyển sang nâu/ thâm sau khi gọt ra.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả các loại GMO được phát triển gần đây đều nhằm mục đích chống chịu với các thuốc trừ sâu hóa học, hoặc; để tạo ra một hệ thống riêng bao gồm cả sản xuất ra riêng một loại thuốc trừ sâu cho loại cây đó. Ví dụ điển hình nhất chính là dòng cây GMO tên Roundup Ready (bao gồm: bắp, đậu nành và bông cotton) của công ty Monsanto. Dòng cây GMO này đều có thể sống sót được sau khi phun thuốc diệt cỏ Roundup. Lấy cây bắp Roundup Ready là một ví dụ về loại thuốc trừ sâu có hệ thống loại GMO, cây bắp Bt được chỉnh sửa gen để sản xuất thuốc trừ sâu cho riêng nó ở dạng protein có nguồn gốc từ một loại vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Gen Bt này được cấy vào cây ngô và sau đó được mã hóa thành protein Bt độc tố. Khi côn trùng ăn phải cây bắp đã được biến đổi gen, protein Bt này sẽ được hoạt hóa và côn trùng sẽ bị tiêu diệt chỉ sau một vài ngày.

Mặc dù GMO đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong ngành thực phẩm tại Mỹ, nhưng vẫn chưa có quá nhiều loại cây trồng biến đổi gen trên thị trường. Hầu hết chúng chỉ có trong bắp, đậu nành, bông cotton, cảii dầu, bí vàng (yellow squash), đu đủ Rainbow Hawaii, khoai tây White Russet, táo Arctic (Arctic Apples) và cỏ linh lăng (thức ăn cho gia súc). Danh sách này thỉnh thoảng sẽ được thay đổi khi có thêm 1 loại cây trồng GMO mới được chấp thuận và đưa vào ngành thực phẩm. 

Sự xuất hiện rộng rãi của GMOs trong thực phẩm của chúng ta được lý giải bằng việc những dẫn xuất của bắp và đậu nành được sử dụng phổ biến như một chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm chế biến. Gần như tất cả bắp và đậu nành được trồng tại Mỹ đều là cây trồng biến đổi gen ( hơn 90% bắp và 94% đậu nành).

Làm sao để chúng ta tránh được việc trồng phải cây từ hạt giống GMOs trong vườn nhà?

Ở thời điểm hiện tại, hạt giống GMOs chỉ có thể mua bằng cách ký hợp đồng với nhà sản xuất ra hạt giống đó. Bởi vì những hạt giống này là sở hữu công nghệ độc quyền và nhà sản xuất sẽ giám sát rất cẩn thận việc người nông dân sử dụng chúng. Hạt giống GMOs có giá đắt hơn đáng kể so với những hạt giống không biến đổi gen. Thông thường, các trang trại với quy mô lớn sẽ mua những hạt giống GMOs này vì các trang trại này sẽ có thể kiếm được tiền do quy mô lớn của nó. Nói cách khác, nếu chúng ta chỉ là một người làm vườn thông thường, chúng ta không cần phải lo lắng về việc mua nhầm hạt giống GMOs tại những vườn ươm hay từ công ty bán hạt giống!

Chẳng phải con người chúng ta cũng đã biến đổi gen của cây trồng thông qua việc cải tạo giống/ lai tạo giống (crop bleeding)?

Điều này hoàn toàn không chính xác. Mặc dù cả hai quy trình này đều được thực hiện tại phòng thí nghiệm, những kĩ thuật biến đổi gen (kỹ thuật di truyền) hoàn toàn khác hẳn với việc chăn nuôi cây trồng truyền thống (traditional crop breeding). Kỹ thuật biến đổi gen liên quan đến việc lấy thông tin di truyền từ một loài sinh vật sau đó chèn vào ADN của một loài sinh vật khác. Ví dụ chuyển thông tin di truyền như các đặc điểm nổi bật của các loài sinh vật như cá, lơn hay virus vào cây cà chua hoặc cây bắp.

Biến đổi gen thuộc loại kỹ thuật cao và còn tương đối mới, nó chỉ mới bắt đầu năm 1970. Đến năm 1994, những quả cà chua Flavr Savr biến đổi gen bắt đầu xuất hiện tại các siêu thị ở Mỹ, tuy nhiên nó chưa nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dân. Vào thời điểm này, công nghệ GMO vẫn còn khá sơ khia so với traditional crop bleeding. Sự khác biệt mấu chốt của hai công nghệ này chúng là việc công nghệ GMO cho phép phá vỡ “rào cản” giữa các loài để chuyển các gen từ loài này sang loài khác. Đây chính là việc mà traditional crop breeding không thể làm được.

(Công nghệ mới này có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không lường trước được cho sức khỏe con người)

Những thực phẩm biến đổi gen có an toàn cho sức khỏe?

Việc thực phẩm biến đổi gen tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe được nói đến rất nhiều. Những lo lắng này không chỉ đến từ những suy đoán hoặc nghiên cứu không chính xác, mà còn từ nhiều điều tra được thực hiện dựa trên những mối quan tâm chính đáng. Một trong số đó chính là những cảnh báo về khả năng xuất hiện nhiều chất dị ứng mới. Điều này được lý giải do sự tương tác di truyền thông qua việc hoán đổi gen giữa các loài [5]. Ngoài ra, một vài nghiên cứu khoa học được thực hiện trên chuột cũng chỉ ra mối liên quan hệ giữa GMOs và ung thư [7]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn đang gặp nhiều thách thức khó khăn đến từ các nhà khoa học và các nhóm ủng hộ GMOs (Pro-GMO groups). Những rủi ro về sức khỏe từ thực phẩm GMO vẫn còn chưa chắc chắn nếu chưa một nghiên cứu lớn nào được thực hiện để tìm ra mối liên hệ giữa nó và các vấn đề sức khỏe. 

Thuốc trừ sâu chính là một trường hợp đáng phải nghiên cứu với những tác hại của nó lên sức khỏe con người. Những hóa chất này là chìa khóa trong hầu hết các hoạt động phát triển thực phẩm GMO. Việc sử dụng tràn lan hóa chất đã dẫn đến hậu quả tạo ra loại “siêu cỏ dại” kháng thuốc diệt cỏ [8]. Bản chất thực của tất cả các thuốc trừ sâu chính là các chất độc, chính vì thế, không có gì là ngạc nhiên về việc những chất độc này cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người. 

Trong khi những rủi ro về sức khỏe gây ra bởi thuốc trừ sâu Roundup còn đang gây nhiều tranh cãi, thì tiểu bang California và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã dán nhãn glyphosate (thành phần hoạt tính trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto) như “một chất có thể gây ung thư”. Những tranh cãi về vấn đề này sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu bổng sung để có thể khẳng định chính xác những rủi ro của nó. Tuy nhiên, trong thời gian này, cẩn trọng với những thực phẩm GMO là tốt hơn.

GMO còn gây ra những rủi ro nào khác không?

Những tác động ghê gớm của GMO đến môi trường sinh thái thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu còn rõ ràng hơn rất nhiều so với những tác động lên sức khỏe con người. Từ lâu, thuốc trừ sâu và những ảnh hưởng đến môi trường sống luôn luôn được đề cập cùng với nhau; như thuốc diệt côn trùng DDT đã bị nước Mỹ cấm dùng năm 1971 vì khả năng tàn phá của nó đối với động vật hoang dã. Những tác động tương tự như DDT lên hệ sinh thái đang dần được tìm thấy cùng với sự phổ biến của thuốc trừ sâu. Những nghiên cứu gần đây về glyphosate đã chỉ ra rằng hóa chất này là vô cùng độc cho một số loại vi khuẩn và nấm có lợi cho sức khỏe cây trồng. Ngoài ra, sự xuất hiện của glyphosate cũng làm xua đuổi giun đất và gia tăng các bệnh truyền nhiễm ở cây (root-borne diseases) [12]. Neonicotinoids – một loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi và thường được thêm vào các hạt giống GMO- có liên quan mật thiết đến sự suy giảm của quần thể ong, 13 con bướm chúa, 14 loài thụ phấn keystone khác (14 keystone pollinator species).

Có lẽ điều quan trọng nhất cũng như mối quan tâm bao quát nhất ở thực phẩm GMO chính là việc đi quá sâu về mặt hóa học cùng với  mô hình nông nghiệp- công nghiệp hóa mà họ ủng hộ hoàn toàn không hề bền vững. Hệ thống mà họ tin tưởng không thể mang đến những kết quả như đã hứa hẹn như: sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn [18,6,8], cây trồng cho năng suất cao hơn [28] hay thân thiện với môi trường sống hơn [22,46], và trên hết là giúp cho đời sống nông dân  thịnh vượng hơn [34,35,45]. Bằng việc cứ tiếp tục lún sâu thêm vào côn đường nông nghiệp – công nghiệp, thứ được thúc đẩy bởi GMO và thuốc trừ sâu, cuộc sống của chúng ta và cộng đồng sẽ phải đối mặt với vô vàn những mối đe dọa tiềm ẩn.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.