Dưới đây là những vấn đề chính mà hệ thống canh tác theo hướng công nghiệp GMO đang gây ra:
- Mất đa dạng sinh học và mất an ninh lương thực: Canh tác nông nghiệp theo hướng công nghiệp dựa trên sự đồng đều của sản phẩm thông qua phương pháp trồng độc canh với quy mô lớn và cây trồng giống hệt nhau về mặt di truyền. Hệ thống này đang góp phần dẫn đến sự suy giảm mạnh về sự đa dạng sinh học của nguồn cung hạt giống. Mất sự đa dạng về hạt giống dẫn đến việc mất an ninh lương thực với nguy cơ mất mùa đang rình rập và nạn đói đang lan rộng. Một kịch bản vô cùng thực tế như thế cũng đã từng xảy ra trong lịch sử chính là nạn đói khoai tây Ailen (Irish) năm 1840[15]. (Việc gia tăng sự thống nhất trong hệ thống hạt giống của các công ty đa quốc gia đã góp phần làm giảm sự đa dạng của hạt giống, cho đến nay hầu như có rất ít giống được thương mại hóa).
- Kháng thuốc trừ sâu: Hạt giống truyền thống của chúng ta, theo thời gian, sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn thông qua việc lưu trữ hạt cho vụ mùa sau. Bên cạnh đó, các loài dịch hại như cỏ dại và côn trùng xâm nhập vào ruộng của người nông dân cũng đang phát triển khả năng thích ứng với các thuốc trừ sâu được phun lên cánh đồng. Siêu cỏ dại “superweeds” – một tai họa của việc kháng glyphosate- đang lan rộng trên các vùng đất nghiệp tại Mỹ. Nó buộc người nông dân đang theo GMO phải phun thuốc trừ sâu càng ngày càng nhiều hơn để tiêu diệt chúng trên cánh đồng [8]. Vậy ngành hóa chất – công nghiệp đã có giải pháp nào để xử lý vấn đề này chưa? Phát triển một giống cây trồng GMO mới với khả năng chống chịu tốt hơn các loại thuốc trừ sâu ngày càng độc hại hơn. Đây quả thật là một trận chiến mà chúng ta [ những sản phẩm từ công nghệ GMO] đã thua trong việc đối đầu với thiên nhiên. Tất cả những gì chúng ta nhận lại sẽ chỉ là thực phẩm được phun hóa chất nặng hơn, đi song hành cùng các thế hệ sâu bệnh ngày càng mạnh mẽ hơn.
- “Xâm phạm di truyền” (Genetic trespassing): Một điều hiển nhiên rằng, khi chúng ta thay đổi DNA của một loài thực vật sẽ có thể gây ra một vài vấn đề bởi vì thực vật là loài sinh sản tự nhiên. Việc thay đổi gen trong những loài GMO sẽ khiến cho phấn hoa từ cây trồng này bay sang và “xâm phạm” vào một giống lúa khác của nông dân một cách vô cùng dễ dàng. Nói cách khác, những đặc điểm trong gen đã được cấp bằng sáng chế sẽ được truyền sang cánh đồng lúa truyền thống kế bên. những hạt phấn bắp đã vô cùng nổi tiếng với khả năng “du lịch” hàng vạn dặm nhờ vào sức gió. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng cho các nông dân trồng cây hữu cơ (organic) vì họ phải đảm bảo rằng những sản phẩm của họ hoàn toàn không có thực phẩm biến đổi gen. Hầu như không có những luật lệ liên bang nào hiện hành giúp bảo vệ người nông dân trồng cây không GMO khỏi sự ô nhiễm GMO. Một nguy cơ khác cần được nhắc đến chính là việc các gen đã được điều chỉnh (như thuốc trừ sâu có hệ thống) có thể trượt ra (slip out) các loài họ hàng hoang dã của chúng và tàn phá hệ sinh thái tự nhiên [19].
- Biến đổi khí hậu: Những người ủng hộ GMO cho rằng kĩ thuật di truyền này là một giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu ví dụ như thông qua việc phát triển thêm cây trồng chịu hạn [20]. Trong khi việc này là hoàn toàn có thể, chúng ta vẫn còn một số vấn đề cần phải tính đến:
- Kỹ thuật di truyền không phải là cách duy nhất và việc phát triển cây trồng chống chịu hạn hán cũng không phải là việc nhất thiết phải làm nhất. Một bài báo trên tạp chí Nature 2014 đã báo cáo rằng việc nhân giống cây trồng theo phương thức truyền thống đang vượt qua cây trồng có gen bị thay đổi về khả năng chịu hạn vượt trội. Công nghệ GMO cũng đắt hơn nhiều so với phương thức trồng trọt truyền thống và chi phí cho biện pháp chống chịu khí hậu khác.
- Mô hình nông nghiệp-công nghiệp được hỗ trợ bởi công nghệ GMO là nhân tố chính đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu. Đất bị xói mòn, suy thoái; phá rừng và việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong máy móc nông nghiệp; phân bón và thuốc trừ sâu chỉ là một số dẫn chứng cho thấy phương thức canh tác nông nghiệp dựa trên GMO đang thúc đẩy cho sự nóng lên toàn cầu [22,47]. Thay đổi những vấn đề trên mới là giải pháp cho vấn vấn đề biến đổi khí hậu, chứ không phải là sử dụng công nghệ GMO.
- Bất công kinh tế và xã hội: Những ảnh hưởng của công nghệ GMO cùng với thuốc trừ sâu đang gây ra tác hại nghiêm trọng đến nông dân và công nhân nông nghiệp trên khắp thế giới. Hàng triệu công nhân tại các nông trại ở Mỹ – chủ yếu là người di cư – phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu nồng độ cao mà chỉ nhận được những đồng lương thấp mà không hề được trợ cấp về sức khỏe. Những khoản phí chưa được tính đến như rủi ro về sức khỏe, môi trường làm việc kém và lương thấp tại nước sở tại đang đè nặng lên đôi vai của những người lao động tại các trang trại công nghệ GMO. Cái giá phải trả cho phương thức canh tác trên chính là mạng sống và phẩm giá của con người [23].
Nông dân cũng chính là những nạn nhân của phương thức phát triển không bền vững này. Hàng trăm nông dân sử dụng mô hình GMO tại Mỹ, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác đã đi đến phá sản do khoản nợ chồng chất với các công ty hóa chất nông nghiệp, mùa màng thất bát, giá hạt giống công nghệ sinh học ngày càng tăng [24]. Những trợ cấp chính phủ dành cho các loại nông sản như bắp và đậu nành nhằm hỗ trợ cho nền nông nghiệp- công nghiệp Mỹ đi lên; về cơ bản, hàng tỷ đô la ấy đều sẽ chảy vào túi của các công ty GMO và thuốc trừ sâu [25].
Chúng ta có thực sự cần công nghệ GMO để “nuôi” hàng tỷ miệng ăn trên toàn thế giới?
Chúng ta thường được nghe rằng thuốc trừ sâu và GMO là cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ lương thực để nuôi sống cả thế giới. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có thể nghi ngờ về niềm tin trên. Chúng ta không hề đơn độc với nghi vấn ấy bởi vì rất nhiều nhà nghiên cứu cùng rất nhiều cá nhân khác đang làm việc mỗi ngày để dần đi đến kết luận luận rằng những hóa chất mà mô hình nông nghiệp công nghiệp đang bị phụ thuộc là không hề cần thiết và không phải là phương thức tiếp cận bền vững cho nhân loại.
Một trong những lời hứa hão huyền nhất của các công ty GMO vẽ ra chính là những hạt giống biến đổi gen này sẽ cho năng suất cây trồng cao hơn, từ đó chúng ta có thể sản xuất ra nhiều lương thực hơn cho toàn cầu. Nhưng, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lời hứa này không thể nào hiện thực được.
Năm 2016, một bài báo trên tờ New York Times với tiêu đề “Nghi vấn về khoản tiền thưởng liên quan đến những cánh đồng biến đổi gen” , dữ liệu được lấy từ Liên Hợp Quốc đã được phân tích, so sánh giữa hai nhóm cánh đồng.Nhóm thứ nhất là những cánh đồng GMO đang phụ thuộc vào thuốc trừ sâu tại Mỹ và Canada. Nhóm thứ hai là những trang trại tại Tây Âu, nơi cây trồng biến đổi gen bị cấm trồng. Phân tích của The Times chỉ ra rằng nông dân GMO không hề có những lợi thế rõ ràng nào về mặt sản lượng so với nông dân không dùng GMO [28]. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu khác cũng đã đi đến những kết luận tương tự rằng, năng suất cao – thứ được xem là tiền đề trung tâm của cây trồng GMO- dường như chỉ là những suy nghĩ hão huyền hơn là căn cứ có khoa học.
Các chuyên gia về thực phẩm và ô nhiễm tại Liên Hợp quốc cũng đã chỉ đích danh trong tuyên bố này. Trong một báo cáo vào tháng 3/2017, các chuyên gia đã tố cáo quan điểm cho rằng thuốc trừ sâu (rộng ra hơn là GMO) là cần thiết để nuôi sống dân số toàn thế giới là một giả thuyết thiếu căn cứ [26]. Họ cũng đã tuyên bố rằng: “Việc phụ thuộc vào những loại thuốc trừ sâu độc hại chỉ có thể là một giải pháp ngắn hạn, giải pháp này sẽ làm “xói mòn” các quyền lợi của chúng ta về thực phẩm và sức khỏe cho con người hiện tại cũng như các thế hệ tương lai.”
Một niềm tin dai dẳng khác chính là phần lớn dân số tại các nước đang phát triển sẽ chết đói nếu không có cây trồng GMO [31]. Phát biểu đó đã vấp phải rất nhiều sự phản đối. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, khoảng 90% trong số 570 triệu trang trại trên toàn thế giới là thuộc quyền sở hữu và điều hành của các hộ gia đình [32]. Lượng thực phẩm do hộ cung cấp từ họ chiếm một tỷ lệ đáng kể cho dân số thế giới. ETC Group đã báo cáo rằng: “ Mạng lưới thực phẩm được tạo bởi những người nông dân (“peasant food web”) này tạo ra 70% lương thực cho thế giới chỉ với 30% tài nguyên nông nghiệp (agricultural resources)”[33]. Chính vì thế,ngay từ đầu, quan điểm về việc “cần” GMO và nông nghiệp công nghiệp để duy trì sự tồn tại cho loài người nên được đặt nghi vấn.
Trong khi đó tình trạng thiếu lương thực và nạn đói vẫn còn nỗi nhức nhối (tragic occurrences) tại một số khu vực trên thế giới, điều này được lý giải bằng nhiều nguyên nhân phức tạp. Nghèo nàn, bất ổn dân sự và những hạn chế trong việc tiếp cận với những nhu cầu nông nghiệp cơ bản như nước, phân bón, cơ sở hạ tầng tất yếu. Chính những yếu tố cơ bản đó đã dẫn đến tình trạng đói ăn, những yếu tố đó chính là thứ mà công nghệ GMO không thể giúp chúng ta giải quyết được [34]. Hơn nữa, ở những vùng đất nơi đang đối mặt với nạn đói tại Châu Phi, việc những nông dân giữ lại những hạt giống của vụ mùa cũ và thực hành lối canh tác truyền thống thân thiện với môi trường là vô cùng cần thiết cho quá trình phục hồi mang tính lâu dài. Việc giới thiệu thuốc trừ sâu cùng với những hạt giống GMO “một kích cỡ phù hợp với tất cả” (“one-size-fits-all”) cho những cộng đồng sinh sống, nơi đang xảy ra nạn đói, sẽ làm “xói mòn” những kiến thức về canh tác truyền thống và sự đa dạng vốn quý giá; thêm vào đó, nền nông nghiệp nơi sẽ còn gặp thêm những thách thức vô cùng khó khăn như chính những người nông dân Mỹ đang phải đối mặt [35].
Cuối cùng, hãy cùng điểm qua xem những loại thực phẩm đang được sản xuất phần lớn từ hạt giống GMO. Cho đến nay, bắp vẫn là cây nông nghiệp được trồng nhiều nhất tại Mỹ với khoảng 15 tỷ giạ được trồng vào năm 2016. Xếp thứ hai là đậu nành với hơn 4 tỷ giạ được thu hoạch vào năm 2016. Hai loại nông sản trên phần lớn là cây trồng GMO (hơn 90% bắp và 94% đậu nành) [3].
Những cánh đồng sản xuất cây trồng GMO thì vô cùng phong phú, tuy nhiên chúng hầu như không phải là thực phẩm dinh dưỡng thực sự. Gần 40% bắp được trồng tại Mỹ sẽ được chế biến thành ethanol làm nhiên liệu, 38% làm thức ăn cho gia súc, và 13% thì dùng để xuất khẩu (số liệu trên trên mức trung bình từ 2010-2016). Lượng bắp còn lại sẽ được dùng để tạo các chất phụ gia thực phẩm như fructose hàm lượng cao, siro bắp, rượu, nhựa và nhiều sản phẩm khác. [44].
An infinitesimal amount winds up as the sweet “corn-on-the-cob” you can actually eat [37]. Khoảng 98% đậu nành sau mỗi vụ mùa được sử dụng để làm thức ăn động vật, 2% còn lại sẽ được chuyển thành dầu trong chế biến thực phẩm và các nhu cầu khác trong công nghiệp. (Đậu nành trong đậu edamame, các sản phẩm sữa và đậu hũ trong các bữa ăn của chúng ta đều là đậu nành nhập khẩu) [38].
Câu hỏi ở đây là: Chính xác, cây trồng GMO đã “nuôi cả thế giới” bằng cách nào? Khi mà phần lớn cây trồng GMO được trồng trên thế giới được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho ô-tô, vỗ béo đàn gia súc và dùng như phụ gia trong các món ăn vặt, những lời hứa về việc cây trồng GMO sẽ giúp con người thoát khỏi cảnh đói – mà các công ty hóa chất nông nghiệp và hạt giống GMO đã tuyên truyền cho chúng ta [39] – cũng đang dần sụp đổ. (Tất nhiên, chúng ta cũng có thể theo cách chúng ta ăn thực phẩm GMO thông qua việc tiêu thụ động vật. Vì giới hạn nên chúng ta không thể nói nhiều thêm những vấn đề liên quan đến ngành nông nghiệp chăn nuôi như sinh thái và sức khỏe con người. Những gì chúng ta cần rõ nhất chính là GMO không phải là cách tốt nhất để “nuôi” hơn 7 tỷ miệng ăn.)
Vậy, làm thế nào để “nuôi sống” một thế giới đang thiếu ăn và gia tăng không ngừng về số lượng đây? Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách phân bố nguồn lương thực hợp lý và hạn chế việc thừa thức ăn. Chỉ riêng nước Mỹ đã bỏ đi gần một nửa sản lượng thực phẩm – gần 60 triệu tấn thức ăn mỗi năm [40]. Số lương thực đang được trồng trọt đã nhiều hơn mức cần thiết cho toàn bộ thế giới tiêu thụ, nhưng những bất bình đẳng về kinh tế đã ngăn cản phần lương thực ấy đến tới tay những người nghèo đói. Những vấn đề nằm bắt nguồn sâu xa từ chủ nghĩa tư bản, nó “cổ vũ” cho việc tiếp tục công nghiệp hóa thực phẩm, và tất cả những việc ấy chỉ khiến cho mọi thứ ngày càng tệ đi hơn[41].
Thật may mắn khi chúng ta không cần phải tốn công sức sáng tạo ra một cách làm khác vì giải pháp cho vấn đề này đã có sẵn. Đó là mạng lưới kết nối bao gồm những người nông dân tại các hộ gia đình đang cung cấp khoảng 70% lượng lương thực cho toàn cầu [42]. Với tài nguyên này, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên. Những hạt giống truyền thống được giữ lại sau mỗi mùa vụ (được đề cập trong Hạt giống: Câu chuyện chưa kể) sẽ vô cùng cần thiết để bổ sung vào sự đa dạng của những cánh đồng thuộc vùng sinh học (bio-regional), và tăng khả năng phục hồi của chúng lên những ảnh hưởng gây ra bởi quá trình biến đổi khí hậu. Nông nghiệp vĩnh cửu (permaculture), nông nghiệp học, canh tác động lực học và tất cả các phương pháp canh tác địa phương thứ đã được phát triển trên khắp thế giới tất cả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sang một hệ thống lương thực theo hướng vô cùng dồi dào và có khả năng tái sinh.