Tác giả: Will Bulsiewicz, MD MSCI
28/08/2020
Từ sách Fiber Fueled của Will Bulsiewicz, xuất bản bởi Avery, một chi nhánh của Penguin Publishing Group, một bộ phận của Penguin Random House, LLC. Bản quyền 2020 của Will Bulsiewicz.
Vào thời điểm tốt nghiệp trường Y năm 2006, chúng tôi hầu như không biết gì về hệ vi sinh vật đường ruột. Nhưng sau đó, nhiều công cụ nghiên cứu tân tiến hơn xuất hiện và giúp chúng tôi phát hiện ra rằng: Ruột của chúng ta chứa một cộng đồng vi sinh vật vô cùng rộng lớn, và chúng sống bên trong chúng ta một cách hài hòa, cân bằng và đều có mục đích.
Bạn có thể tin hoặc không, nhưng có tới năm loại vi sinh vật khác nhau đang cư trú trong cơ thể của chúng ta, bao gồm: vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng, vi rút và vi khuẩn cổ. Thật khó để chúng ta có thể hình dung, vì chúng gần như vô hình, nhưng cuộc sống của chúng cũng không kém phần sống động. Mỗi loài lại có những đặc tính của chúng (vài loài thì hơi “cục cằn” hơn số khác) cùng với những kĩ năng vô cùng độc đáo và những sở thích lạ lùng, như “ăn kiêng”. Có đến 39 nghìn tỷ con vi sinh vật như thế! Chúng ta thì chỉ có khoảng 30 nghìn tỷ tế bào, vì vậy chúng ta có nhiều phần “vi sinh vật” hơn phần “con người” đấy!
Có một sự liên kết trực tiếp giữa hệ vi sinh vật và hệ thống miễn dịch của chúng ta. Hai hệ thống này tồn tại khá gần nhau.
Ruột của chúng ta được kết nối với nhau theo cách có thể so sánh với hành tinh Trái đất. Hệ vi sinh vật đường ruột cũng giống như hệ sinh thái rừng nhiệt đới Amazon hoặc Rạn San hô Great Barrier. Tất cả các dạng sống – thực vật, động vật, vi sinh vật, thậm chí cả rắn, cá mập, kí sinh trùng – đều đóng góp vào sự cân bằng hài hòa trong hệ sinh thái. Đa dạng sinh học làm cho hệ sinh thái mạnh mẽ, có khả năng phục hồi và thích nghi cho dù chúng ta có ném thứ gì vào nó đi nữa. Khi mọi thứ được hoạt động theo cách mà chúng vốn là, chúng ta sẽ có một cộng đồng vi sinh đa dạng, phong phú và hài hòa trong ruột già.
Những vi sinh vật đường ruột này sống nhờ vào thức ăn mỗi ngày của chúng ta. Từ mỗi miếng cắn cho đến toàn bộ 1.3 kilogram (3 pounds) thức ăn mỗi ngày chúng ta nạp vào cơ thể đều “chạm mặt” hệ sinh vật này. Thức ăn của chúng ta cũng chúng là thức ăn của chúng. Nhưng, chúng lại là những kẻ “kén ăn”. Không phải tất cả vi sinh vật đều có cùng ăn một thứ. Tùy vào mỗi loại thực phẩm chúng ta ăn vào, chúng ta sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển của một nhóm vi sinh vật nhất định, trong khi các nhóm khác lại bị kìm hãm bởi loại thực phẩm đó. Nếu chúng ta loại bỏ vĩnh viễn một loại thức ăn nào đó, điều này cũng có nghĩa các nhóm vi sinh vật phát triển mạnh mẽ bằng loại thực phẩm đó sẽ sớm muộn bị “chết đói”. Nói cách khác, chúng ta có quyền lựa chọn “người thắng” và “kẻ thua” trong cuộc chiến bên trong đường ruột của mình. Vòng đời của các nhóm vi sinh vật này là vô cùng ngắn. Những thức ăn bạn tiêu thụ trong 24 giờ có khả năng tác động đến sự tiến hóa của khoảng 50 thế hệ vi khuẩn. Chỉ cần một tuần hoặc thậm chí vài ngày để có thể thay đổi hệ sinh vật này. Chính vì thế, CHÚNG TA CÓ THỂ KIỂM SOÁT THÀNH PHẦN CỦA HỆ SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT BẰNG CÁCH LỰA CHỌN NHỮNG GÌ CHÚNG TA ĂN VÀO.
Khi chúng ta lựa chọn những thực phẩm từ thực vật cho chế độ ăn, những vi khuẩn có lợi (hay còn gọi là probiotic) sẽ giúp biến đổi chất xơ và polyphenols thành những chất có khả năng kháng viêm và tăng cường sức khỏe và sự cân bằng. Và điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Những thực phẩm không lành mạnh sẽ kích thích sản sinh ra các hợp chất gây viêm nhiễm, ví dụ như TMAO. Dù chúng ta lựa chọn gì để ăn uống, cuối cùng chính chế độ ấy sẽ tạo ra một sự kết hợp về thành phần vi sinh vật đường ruột. Sự kết hợp độc đáo này riêng biệt và đặc trưng như dấu vân tay của chúng ta vậy. Và cũng chính kết quả từ sự kết hợp này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như nguy cơ mắc bệnh của chúng ta.
Bất kỳ thứ gì chúng ta đưa vào miệng đều được xử lý bởi các vi sinh đường ruột, kể cả thuốc. Điều này giúp giải thích vì sao cùng một loại thuốc có thể có tác dụng cứu sống một người nhưng lại có thể ảnh hưởng tới tính mạng ở một người khác. Một hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng và khỏe mạnh có thể làm nhiều hơn là chỉ xử lý thuốc và thực phẩm mà chúng ta nạp vào. Hệ sinh vật này hoạt động như một trung tâm điều phối có 5 khía cạnh sức khỏe, bao gồm: sự trao đổi chất, chức năng miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, tâm trạng và nhận thức, thậm chí chúng còn tác động đến những biểu hiện di truyền (genetic expression). Những vấn đề vừa nêu thực sự quan trọng và đáng để chúng ta lưu tâm.
Hệ sinh vật đường ruột và hệ thống miễn dịch của chúng ta có một mối liên quan trực tiếp. Chúng nằm rất gần nhau. Trên thực tế, vi khuẩn đường ruột bị ngăn cách khỏi 70% hệ thống miễn dịch bằng một lớp tế bào đơn lẻ mà chúng ta thể thấy bằng mắt thường. Phần lớn các tế bào miễn dịch nằm trong ruột của chúng ta (*). Mặc dù về chúng được xem là riêng biệt về mặt kỹ thuật, nhưng những vi khuẩn đường ruột này và hệ miễn dịch của chúng ta hoàn toàn gắn bó mật thiết với nhau. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng hệ vi sinh vật giúp thúc đẩy sự phát triển của những tế bào miễn dịch, xác định những “kẻ xâm lược”, đưa các tế bào miễn dịch đến vị trí cần thiết, và cuối cùng tăng cường khả năng chống nhiễm trùng. Nếu chúng ta cố tình gây “phiền toái” cho các vi sinh vật đường ruột này, thì việc rối loạn hệ thống miễn dịch của chúng ta gặp vấn đề là điều có thể dự đoán được. Một hệ vi sinh khỏe mạnh sẽ góp phần mang đến một hệ miễn dịch mạnh mẽ. Khi đó, những chức năng miễn dịch đều được phát huy một cách tối ưu nhất trong việc xác định mối đe dọa về sức khỏe – như các bệnh lây nhiễm hoặc thậm chí ác tính- và tiêu diệt chúng.
Những bệnh tự miễn và dị ứng chính là những bằng chứng về mối liên hệ miễn dịch – đường ruột. Vấn đề này ngày càng rõ ràng và đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. Từ 1960 đến 2000, tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn tăng ít nhất gấp 10 lần tại các nước phương Tây. Tương tự, các bệnh tự miễn cũng đang gia tăng một cách đáng kể. Kể từ 1950, tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 (type 1), bệnh đa xơ cứng và Crohn đều tăng từ 300% trở lên. Những trường hợp trên đều cho thấy sự cân bằng và hài hòa của hệ vi sinh vật đường ruột đã bị xáo trộn. Nó còn gọi là “hội chứng rò rỉ ruột”, nhưng tôi gọi đó là chứng rối loạn hệ khuẩn ruột (Dysbiosis). Rối loạn hệ khuẩn ruột có liên quan đến một số bệnh ung thư mới nổi, khả năng trao đổi chất (metabolic conditions), tăng cân, rối loạn thần kinh-tâm thần (neuropsychiatric disorders) và những rối loạn nội tiết (endocrine and hormonal disruption).
Những vi khuẩn đường ruột có một sức mạnh vô cùng đáng sợ, chúng có thể gây ra nhiều bệnh tật cũng như có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi những bệnh tật đó. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, chúng ta sẽ là nạn nhân và hoàn toàn bất lực trước chúng. Thế mạnh về khoa học cho phép chúng ta sử dụng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột của mình. Vậy, chúng ta phải bắt đầu từ đâu để chữa lành đường ruột và ngăn ngừa bệnh tật? Có phải là men vi sinh (probiotics) không? Hay nước hầm xương? Câu trả lời chính là thứ vũ khí bí mật của tôi – chất xơ.
Thật là thiệt thòi khi chúng ta hoàn toàn bị tẩy não bởi suy nghĩ rằng: chất xơ chỉ là một đồ uống màu cam nhàm chán mà ông bà ta hay khuyên uống để có thể “đi ị” dễ dàng (**). Sự thật thì chất xơ mang lại nhiều lợi ích hơn thế. Chất xơ chính là “món khoái khẩu” của vi khuẩn đường ruột. Chất xơ giúp chúng sinh sôi mạnh mẽ để thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng trong tiêu hóa, miễn dịch, kiểm soát cân nặng, nội tiết tố, tâm trạng và các chức năng não. Khi những vi khuẩn đường ruột này hoạt động ở mức tối đa nhất, chúng sẽ đại diện cho sức khỏe của chính ta.Để đạt được điều đó, chúng ta cần cung cấp cho chúng thật nhiều chất xơ. Vậy, chúng ta có thể lấy chất xơ thì đâu? Thực vật! Thực vật được xem như là loại thực phẩm độc quyền có nhiều chất xơ.Thế nên, chúng ta hãy chú ý nhiều hơn khẩu phần chất xơ trong chế độ ăn của mình ngay từ hôm nay bạn nhé!
NHỮNG TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN SỰ RỐI LOẠN VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT | |
Đầy hơi/ chướng bụng | Mệt mỏi |
Nhạy cảm với thức ăn (Food sensitivities) | Hội chứng “sương mù não” (brain fog)(***) |
Dị ứng thức ăn (Food allergies) | Khó tập trung tâm trạng |
Tiêu chảy | Mất cân bằng lo âu (Imbalance anxiousness) |
Táo bón | Breakout da (Skin breakout) |
Chất nhầy trong phân | Joint pains or muscle aches weakness |
Buồn nôn | Hơi thở có mùi |
Khó tiêu | Tắc nghẽn xoang (Sinus congestion) |
Ợ nóng/ trào ngược dạ dày thực quản | Hụt hơi/ thở khò khè(Shortness of breath/ wheezing) |
Ợ hơi |
Dấu (*) không thuộc Reference lists của bài viết gốc, những nguồn này được Người lược dịch cung cấp để đọc giả có thể thông tin tham khảo từ những chứng cứ y khoa.
(*) Bài viết: The Gut: Where Bacteria and Immune System Meet, do Helen Fields viết, đăng tải bởi website của Johns Hopkins Medicine tháng 11 năm 2015, xem ngày 06/01/2020.
(**) Tác giả đề cập đến nước cam.
(***)